Nhìn từ các thành phố cổ với nhiều nét tương đồng với Hội An như Venice – Italia, Vienna – Áo, … cho thấy dư địa phát triển bất động sản Hội An còn rất lớn và các nhà đầu tư nên nắm bắt cơ hội thật sớm.
Từ nét tương đồng đô thị cổ kính…
Đều là những thành phố được UNESCO công nhận là di sản Thế giới, các thành phố cổ nổi tiếng như Venice – Italia, Vienna – Áo, hay Warsaw – Ba Lan,… mang trong mình những giá trị được bồi đắp từ sự cộng hưởng của vị trí địa lý, lịch sử lâu đời và văn hoá bản địa.
Cùng với những giá trị văn hoá tinh thần, thì giá trị bất động sản tại những thành phố này cũng luôn nằm trong top những thành phố đắt giá. Giá mua nhà tại Venice cao nhất trong các thành phố lớn của Italia, tới hơn 4300 Euro mỗi m2, trong khi giá thuê nhà tại mặt phố chính tại thành phố này cũng lên tới hơn 7000 Euro/m2/năm (tương đương với hơn 12 tỷ VNĐ/năm cho một mặt bằng kinh doanh “khiêm tốn” khoảng 50m2).
Lý giải lý do vì sao giá nhà tại Venice tại đắt đỏ như vậy, theo Công ty nghiên cứu thị trường Statista là bởi không gian của Venice là có giới hạn. Trong khi đó, chính sự nổi tiếng và phát triển của thành phố kênh đào này đã tăng số lượng khách lưu trú qua đêm lên gấp đôi kể từ năm 2003 và xu hướng vẫn sẽ gia tăng trong tương lai. Những công trình mới thì không thể mở rộng trong khi khách du lịch không ngừng gia tăng đã khiến giá của mọi loại hình bất động sản tại thành phố này cũng tăng chóng mặt. “Không có gì ngạc nhiên khi các nhà bán lẻ và nhà đầu tư muốn nắm bắt ngay cơ hội để sở hữu không gian của một trong những thành phố nổi tiếng nhất thế giới” – một du khách nhận định thêm.
Hội An được xếp hạng thứ 4 trong những thành phố kênh đào nổi tiếng nhất Thế giới.
Hội An đứng thứ tư trong bảng xếp hạng sau Venice – Italia, Amsterdam – Hà Lan và Bruges – Bỉ về những thành phố có con kênh chảy qua nổi tiếng nhất hành tinh (theo bình chọn của chuyên trang du lịch Tourpia). Cũng như Venice xinh đẹp hay Amsterdam thơ mộng, đến với Hội An, du khách có thể khám phá sự bình dị và cổ kính với những ngôi nhà khung gỗ, mái gạch nâu, tường vàng đặc trưng khi lướt thuyền dọc theo con kênh chia thành phố làm hai phần.
So với các thành phố kênh đào Châu Âu, thì diện tích của thành phố Hội An nhỏ hơn, chỉ chưa đầy 60km2 và luôn được đặt trong tình trạng bảo tồn nghiêm ngặt. Thêm vào đó, kể từ khi được công nhận là di sản văn hoá Thế giới, Hội An vẫn còn là một đô thị cổ còn rất nhiều việc để làm như nhu cầu đa dạng hoá các loại hình du lịch dựa trên phát triển bền vững, mở rộng các vùng lân cận nhằm giảm tải cho khu vực lõi phố cổ nhỏ hẹp.
Ẩn chứa dòng chảy thương mại mạnh mẽ
Vốn là một thương cảng sầm uất bậc nhất Đông Nam Á từ thế kỷ 16, nơi gặp gỡ của những thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây, dòng chảy thương mại dường như vẫn chảy trong từng huyết mạch của Hội An, ẩn bên dưới vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính, bình dị. Khu vực phố cổ hiện nay chỉ còn 1068 ngôi nhà cổ vừa để ở vừa kinh doanh. Trong đó có những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi, thu hút tới vài chục nghìn lượt khách mua vé vào tham quan mỗi ngày như Tấn Ký, nhà thờ cổ tộc Trần Hội An, Phùng Hưng, Đức An, Quân Thắng, Diệp Đồng Nguyên, Thái Phiên,… Với số lượng trung bình mỗi năm gần 5.5 triệu lượt khách du lịch tới Hội An, mỗi ngày có khoảng 15.000 lượt khách đến đây để tham quan, mua sắm và lưu trú trong các cửa hàng kinh doanh hay các khu khách sạn, nghỉ dưỡng.
Các sản phẩm truyền thống như đèn lồng thủ công, đồ may mặc… của Hội An được du khách ưa chuộng.
Không chỉ nổi tiếng với những món quà lưu niệm truyền thống như đèn lồng, may mặc cũng là một mặt hàng nổi tiếng và rất được ưa chuộng khi du khách đến với Hội An. Anh Nhân – một chủ cửa hàng may mặc tại Hội An cho biết: “Có những thời kỳ cao điểm, chúng tôi duy trì 400 nhân viên tại xưởng để có thể may và trả đồ cho khách ngay trong ngày”. Giờ đây, du khách không chỉ rỉ tai nhau về những bộ đồ được may đo tinh xảo và chất liệu vải thượng hạng tại Hội An, mà rất nhiều đơn hàng đã được xuất đi khắp thế giới.
Việc kinh doanh buôn bán tại Hội An thuận lợi không chỉ nhờ vào nguồn du khách đến với vùng đất di sản mà còn từ chính 12 làng nghề truyền thống nổi tiếng hàng trăm năm tuổi của Hội An như làng nghề đèn lồng, làng mộc Kim Bồng, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, làng đúc đồng Phước Kiều… Ông Hà, chủ một cơ sở sản xuất đèn lồng thủ công tại Hội An cho biết: “Mỗi năm cơ sở của tôi sản xuất vài trăm nghìn chiếc đèn lồng để cung cấp cho các cửa hàng buôn bán tại phố cổ, ngoài ra còn xuất qua thị trường Mỹ”.
Chính vì sức hấp dẫn như vậy, không có gì ngạc nhiên khi bất động sản tại phố cổ Hội An luôn nằm trong top “đắt đỏ”. Mỗi căn nhà tại phố cổ có giá rao bán tới 60 – 70 tỷ đồng. Giá cho thuê trung bình là tầm 100 triệu/tháng, tiệm cận với giá thuê tại mặt bằng kinh doanh của phố cổ Hà Nội và một số thành phố cổ khác của Châu Âu như Vienna, Warsaw.
Mặt bằng cho thuê tại phố cổ Hội An có giá không hề kém cạnh các thành phố cổ nổi tiếng như Warsaw, Vienna…
Mặt bằng kinh doanh, sinh sống tại Hội An là một tài sản vô cùng giá trị và không ngừng sinh lời theo năm tháng. Tuy nhiên đứng trước thực trạng về quỹ đất ngày càng trở nên khan hiếm, và những áp lực của phố cổ khi đón tiếp lượng khách du lịch khổng lồ đổ về trong thời gian tới, đặt ra những nhu cầu cho sự mở rộng, xuất hiện những khu vực mua sắm, giải trí mới. Có thể kể tới dự án Hoian d’Or với tổng diện tích gần 25ha nằm cách phố cổ Hội An chỉ 800m. Nằm trong quy hoạch phát triển các dịch vụ, nguồn cung mới quanh bán kính 1km từ vùng lõi nhằm đa dạng hóa và giảm tải cho phố cổ, Hoian d’Or sẽ là nét chấm phá mới, mang đến nhiều lựa chọn đa dạng cho du khách khi đến với Hội An trong thời gian tới./.
Nguồn: https://cafef.vn/du-dia-phat-trien-cua-nhung-thanh-pho-di-san-20211005100839319.chn